Dải động trong máy đo OTDR sợi quang

Dải động (dynamic range) mô tả suy hao và khoảng cách đo theo đơn vị decibels (dB). Đó là sự khác biệt giữa mức tán xạ ngược tại đầu cuối sợi quang và mức độ nhiễu. Nói đơn giả đó là độ dài tối đa cáp quang mà độ rộng xung có thể vươn tới

Bởi vì độ rộng của xung (pulse width) xác định công suất quang được truyền vào trong sợi, nếu độ rộng xung càng cao thì dải động càng lớn. Connector , mối hàn và splitter,..etc là những nhân tố chính giảm độ dài tối đa của một máy đo cáp quang OTDR

Dynamic Range (DR) được đo tại xung rộng nhất với thời gian trung bình là 3 phút vàn SNR (signal – to – noise) = 1


Làm thế nào để chọn máy đo OTDR sợi quang với độ rộng xung hợp lý ?

OTDR tìm ra khoảng cách bị ảnh hưởng bởi connector, splitter ,…trong liên kết cáp do đó chọn dải động khoảng 3 ~ 5dB cao hơn suy hao tối đa gặp phải. Cho ví dụ, một máy đo OTDR cáp quang Yokogawa đơn mode với dải động 40dB. Sẽ có một dải động hữu dụng khoảng 35dB (40dB-5dB)

Giả sử suy hao chuẩn của sợi quang tại bước sóng 1550nm là 0.2dB/km và mỗi mối hàn 0.05dB/km . Như vậy khoảng cách max đo được mà máy OTDR ghi nhận là 140km = 35dB / (0.20dB/km+0.05dB/km).

Điều này giúp xác định được DR của máy đo quang cần chọn . Lưu ý càng nhiều suy hao trong mạng truyền dẫn sẽ tăng dải động cao